Tình trạng hiến pháp Lãnh_thổ_liên_bang_(Ấn_Độ)

Điều 1 (1) của hiến pháp Ấn Độ quy định rằng Ấn Độ sẽ là một "Liên minh các bang", được nói chi tiết trong Phần V (Liên bang) và VI (Các bang) của hiến pháp. Điều 1(3) nói rằng lãnh thổ của Ấn Độ bao gồm lãnh thổ của các bang, các lãnh thổ liên bang, và các lãnh thổ thu được khác nếu có. Khái niệm lãnh thổ liên bang không có trong phiên bản gốc của hiến pháp, nhưng được bổ sung trong Đạo luật Hiến pháp (Tu chính án thứ bảy), 1956.[12] Điều 366(30) cũng định nghĩa lãnh thổ liên bang là tất cả lãnh thổ liên bang được quy định trong Phụ lục thứ nhất, và bao gồm tất cả lãnh thổ khác nằm trong lãnh thổ của Ấn Độ nhưng không được quy định trong Phụ lục đó. Trong hiến pháp, khi đề cập đến "các lãnh thổ của Ấn Độ", thì điều đó được áp dụng cho toàn quốc, bao gồm các lãnh thổ liên bang. Nếu chỉ đề cập đến "Ấn Độ", điều đó chỉ áp dụng cho tất cả các bang, chứ không áp dụng cho các lãnh thổ liên bang. Do đó, quyền công dân (phần II), các quyền cơ bản (phần III), các nguyên tắc chỉ đạo của chính sách nhà nước (phần IV), vai trò tư pháp, các lãnh thổ liên bang (phần VIII), Điều 245... áp dụng cho các lãnh thổ liên bang vì chúng đề cập cụ thể đến "các lãnh thổ của Ấn Độ". Quyền hành pháp của Liên bang thuộc về tổng thống Ấn Độ, tổng thống Ấn Độ cũng là người đứng đầu quản lý các lãnh thổ liên bang theo Điều 239. Vai trò của Uỷ ban dịch vụ công liên bang do vậy không áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Ấn Độ, vì trong Phần XIV chỉ đề cập đến "Ấn Độ".

Theo Điều 356, tình trạng hiến pháp của một lãnh thổ liên bang tương tự như của một bang khi chính phủ cấp bang bị đình chỉ lâu dài. Theo Điều 240 (1), tổng thống có quyền tối cao trong việc chỉnh đốn sự vụ của các lãnh thổ liên bang ngoại trừ Chandigarh, NCT và Puducherry, bao gồm quyền bỏ qua các luật do Quốc hội ban hành và hiến pháp Ấn Độ. Điều 240 (2) cho phép thực thi pháp luật thiên đường thuế tại các lãnh thổ liên bang này để thu hút vốn và đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ, thay vì phụ thuộc vào các quốc gia thiên đường thuế.

Sự khác biệt giữa các bang và các lãnh thổ liên bang có cơ quan lập pháp đó là: Các bang được trao quyền tự trị theo quy định trong hiến pháp trong khi không có bất kỳ sự can thiệp nào của quốc hội, còn các lãnh thổ liên bang có cơ quan lập pháp (Phần VIII) có quyền hạn tương tự nhưng quốc hội có quyền sửa đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ các luật do một lãnh thổ liên bang ban hành (quyền lực tối cao của quốc hội).

Ba lãnh thổ liên bang Delhi, Jammu và Kashmir, và Puducherry có đại diện tại thượng viện của Quốc hội Ấn Độ là Rajya Sabha. Puducherry, Jammu và Kashmir, và Delhi có hội đồng lập pháp được bầu tại địa phương và có một thủ hiến (Chief Minister).[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lãnh_thổ_liên_bang_(Ấn_Độ) http://india.gov.in/knowindia/profile.php?id=21 https://web.archive.org/web/20121126234503/http://... https://web.archive.org/web/20131024173954/http://... https://web.archive.org/web/20161122082149/http://... https://web.archive.org/web/20170501011646/http://... https://web.archive.org/web/20210414072735/https:/... https://web.archive.org/web/20210414072252/https:/... https://web.archive.org/web/20210224021105/http://... https://web.archive.org/web/20181205071318/https:/... https://web.archive.org/web/20170929045505/http://...